Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Xung đột Hamas - Israel: Israel hoàn tất chuẩn bị cho chiến dịch quân sự ở Rafah
    Tin Việt Nam
Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN
    Tin Cộng Đồng
Ukraine tìm cách đưa công dân nam về nước
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Truyện Ngắn
Gió Đêm
Đêm đã khuya, tôi nằm nghiêng người, đôi tay kê dưới đầu, tai lắng nghe những tiếng động trong đêm. Ngoài trời gió vẫn gào thét lên từng hồi. Bên cạnh tôi, Tùng vẫn say ngủ. Tiếng ngáy tiếp tục đều đặn theo nhịp thở, thỉnh thoảng kéo lên từng hơi dài rồi như chừng vụt tắt hẳn. Đã quen dần đi với tiếng ngáy của Tùng mỗi đêm, nên tôi không còn sợ hãi như ngày mới cưới.

Nhớ lần đầu nằm bên Tùng, tiếng ngáy đứt đoạn tôi cứ ngỡ biết đâu Tùng đã hết thở, quá kinh hãi, tôi vội vàng trở dậy nhè nhẹ đưa tay lên mũi Tùng coi thử hơi thở còn hay biến mất. Nhìn thấy ngực Tùng còn phập phòng lên xuống, tôi mới yên tâm nằm xuống cố thoa dịu giấc ngủ, nhưng không quen tiếng ngáy đôi khi như còi tàu rên siết trong đêm khiến cho tôi trăn trở mãi. Dần dà lâu ngày thét quen đi. Nhưng cũng có những đêm như đêm nay, tiếng ngáy dài của Tùng làm cho tôi mất ngủ cộng thêm tiếng đồng hồ vẫn rỉ rả tích tắc từng tiếng một. Đêm như dài hẳn ra, tiếng gió vẫn gào thét qua khung cửa sổ.

Không hiểu sao khoảng chừøng hai tháng nay, bệnh mất ngủ xuất hiện trong đời sống tôi hàng đêm. Thao thức mãi, cuối cùng tôi đem căn bệnh khai với con gái, câu hỏi đầu tiên của nó:

- Mẹ có suy nghĩ gì không?

Thật ra câu hỏi của con tôi không phải không đúng, nhưng ở một đất nước đời sống hàng ngày thì giờ qua nhanh hơn cơn bão xoáy, ở trong một đất nước ngày chưa đến đã vội tính trước công việc cho ngày mai làm sao không có những suy nghĩ, lo âu vẫn vơ. Thêm nữa, đời sống riêng tư có những dằn vặt nghĩ suy không thể nào khai thật cho con biết. Tôi ngập ngừng nhưng không nói. Con gái tôi lại gặng hỏi:

- Dường như mẹ có điều gì suy nghĩ?

Chúa tôi! Có nhiều vấn đề không thể khai cho con hiểu, giả như có nói con tôi cũng chẳng thể nào hiểu được, có nói cũng như không nên tôi lại phải ngập ngừng:

- Dĩ nhiên mẹ suy nghĩ những chuyện trong đời sống. Rồi tôi lại biện hộ chính cho mình:

- Trước đây mẹ cũng có những suy nghĩ như bây giờ, nhưng đâu có mất ngủ. Tự dưng khoảng hai tháng nay bỗng trở chứng vậy thôi, mẹ không hiểu nỗi.

Con gái tôi phán ngay một câu:

- Con gọi Bác sĩ cho mẹ đi trong ngày mai, coi thử mẹ có bệnh gì không? Điều tốt nhất mẹ phải khai cho Bác Sĩ biết rõ những gì mẹ đã lo lắng.

Tôi nhìn con lo ngại.

- Rồi Bác sĩ sẽ làm sao?

- Tùy theo căn bệnh của mẹ, có thể ông ta sẽ cho mẹ thuốc an thần.

Điều tối kỵ nhất trong đời tôi nuốt phải những viên thuốc an thần. Dù chưa hề một lần uống, nhưng tôi vẫn nhớ trước đây bà chị đầu của tôi, mất ngủ liên miên, ông chú ngày đó sĩ quan Trợ y trong quân đội đem về cho chị những viên thuốc an thần. Hằng đêm chị uống viên thuốc màu trắng mong thoa dịu cơn ngủ, để sáng hôm sau mẹ tôi phải mất hàng chục phút lay gọi chị thức giấc. Cuối cùng mẹ tôi cấm ông chú Trợ y không cho chị uống nữa. Người chị lẫn đầu óc dật dờ như người mất trí. Mẹ tôi tốn không biết bao nhiêu công lao nấu những thức ăn hay nước uống cho chị mong tìm lại giấc ngủ bình thường. Nghĩ lại, tôi cảm thấy ớn lạnh, nên tìm cách trốn tránh những ý nghĩ của con. Cho mãi đến nay, sau lần tâm sự với con gái, tôi vẫn chưa đến gặp bác sĩ, cứ để mặc cho những đêm mất ngủ hoành hành.

Nằm vật vã mãi không tài nào ru mình vào giấc ngủ, tôi nhè nhẹ hất chiếc mềm đắp trên người, sợ phá giấc ngủ của Tùng, rồi rón rén bước vào phòng computer. Bài văn viết dở chưa kết thúc đoạn cuối, vẫn còn nằm im lặng chờ đợi trong máy computer. Từng cử động nhẹ, đưa tay đóng khẻ cánh cửa, bật sáng ngọn đèn trong phòng bên cạnh. Tai vẫn lắng nghe tiếng ngáy dài của chồng tiếp tục vang lên từ phòng ngủ.

Trong lúc chờ đợi máy computer, tôi đưa mắt nhìn ra khoảng không, mặc dầu gió đêm gào thét, nhưng vầng trăng đôi lúc cũng sáng dịu say sưa vũ điệu cùng mây gió, có lúc mờ ảo soi xuống đám cây cỏ trước sân, có lúc ẩn trốn trong đám mây xám như đang chơi trò cút bắt. Tôi nhìn lên trăng thầm tưởng tượng chú Cuội đang ngồi ở gốc cây đa nhàn ru trò chuyện cùng chị Hằng trên cung quảng. Tôi nghĩ, không biết họ có nhìn xuống và thấy tôi trong cánh cửa cô đơn nhìn lên, lòng đang ước ao có một ngày nào đó được lên thăm chốn cung quảng cầu mong gặp chị Hằng Nga và chú Cuội để nhìn rõ tận mắt cảnh thần tiên khiến cho tất cả mọi người đều ao ước.
Suy nghĩ vẫn vơ, tôi chợt thấy buồn cười cho những ý nghĩ khá ngộ nghĩnh của mình. May mắn không đem nói cho Tùng hay, nếu có chàng sẽ nhìn tôi bằng đôi mắt phiền muộn, trách móc:

- Có lẽ vì thế nên em đã trở thành nhà văn. Em đang sống ở trên mặt đất này nhưng đầu óc luôn nghĩ đến chuyện trên cung trăng, đời chỉ có mơ với mộng, không thực tế chút nào. Tỉnh lại đi chứ mơ mộng hoài có ngày em bay theo luồng gió cuốn mất phương trời nào không ai hay.

Tôi thường nghe nói bà mẹ chồng chanh chua, nhưng trái lại đàng này Tùng chỉ là người đàn ông Bắc Kỳ, sao mỗi khi mở miệng trách móc, giọng của chàng chẳng khác gì mấy bà mẹ chồng, không kém phần chua như chanh, mặn như muối. Hết cả những ngọt ngào của một thời. Ngày trước thời còn đi học, dạo mới quen Tùng, mỗi bài văn tôi viết, Tùng đọc qua và khen nức nở, đó là thời còn tay trong tay, đưa nhau dạo phố. Bây giờ thực tế hơn và sau hơn ba mươi năm chung sống bên nhau, Tùng chống đối tôi hoàn toàn trong trò giải trí lành mạnh của chính riêng tôi. Đôi lúc tôi có cảm tưởng và nếu như tôi không lầm, Tùng ghen tương với tôi mỗi khi có những bài văn đăng lên trên các tờ báo trong tiểu bang hoặc ngoài các nơi khác. Nếu có người nào gọi đến khen tặng văn của tôi, điều nầy làm cho Tùng bực mình thấy rõ. Nhiều lần Tùng ngỏ ý không muốn cho tôi cộng tác với bất cứ tờ báo nào tại hải ngoại, Tùng bảo:

- Mình già rồi nên sống yên thân một chút, chứ viết lách sinh ra chuyện nầy chuyện nọ, không khéo thiên hạ đem mình ra làm đề tài cho người ta khen chê.

Lời nói của Tùng lắm lúc quả hơi khắc khe, tôi chỉ viết lách cho vui trong cuộc đời còn lại, chứ có tham gia hội đoàn hay một tổ chức thuộc về chính trị nào đâu để sợ người ta đem ra mỗ xẻ, vã lại tôi đâu cần phải thành nhà văn hay triết gia để vướng mắc những lời dị nghị của thiên hạ. Mặc dầu tôi không đồng ý với Tùng, nhưng mỗi khi chàng nói tôi chỉ giữ im lặng, chứ không cãi lại hoặc đính chính cho việc làm của mình. Cứ mỗi lần nhận báo khắp nơi gởi đến, có bài viết của tôi, vẻ mặt Tùng nặng hơn chì, lời nói đâm thêm cộc lốc. Tùng không thèm giở ra đọc dù chỉ một trang. Có lần Tùng nói với bạn bè, giọng đầy cay đắng:

- Qua cái xứ sở này đàn bà lúc nào cũng trên hết, đàn ông tụi mình còn thua con chó, đàn bà Việt Nam mình bây giờ cũng chẳng khác mấy. Muốn làm gì cứ việc làm, không còn nể nang kiêng dè đến mặt chồng bên cạnh.

Qua những lời nói đầy hậm hực của Tùng, bạn bè nhìn tôi bằng những đôi mắt dò xét, lẫn phiền muộn. Họ đâu biết Tùng chỉ vì mỗi một chuyện viết lách của tôi để giải trí ở xứ sở lắm chuyện tạp nhạp phiền phức khiến Tùng phải có những lời cay chua đến thế. Chúng tôi không thể nào hòa hợp với nhau, nhất là trong vấn đề yêu thích văn chương, Tùng lúc nào nhắc nhở ngày xưa ở Pháp, những kỷ niệm của một thời chàng du học. Tùng khen Pháp đẹp. Pháp có dòng sông Seine êm đềm chảy qua thành phố không thể nào quên được. Tôi không hiểu nổi Tùng. Đối với một con người như Tùng, khi nhìn giòng sông biết nhận xét giòng sông đẹp, và từ cõi lòng vẫn tiếc nhớ mênh mông về dĩ vãng. Ở trong Tùng biết rung động khi nhìn giòng nước biếc, chờ những cơn gió xuôi về mang giòng nước tuông chảy ra khơi. Biết rung động, biết thưởng thức, tại sao không yêu văn chương. Nếu yêu văn chương, tại sao khi tôi viết về một đề tài nào đó cho một câu chuyện, Tùng không đọc để cùng nhau chia xẻ, tôi không cần Tùng khen chê, nhưng ít nhất Tùng đóng góp ý kiến để tôi có thể tập hợp những ý nghĩ của Tùng, viết lên những giòng văn phong phú hơn.

Tùng là tuýp người khó có thể lung lay, chuyển ý của chàng. Tùng hay gắt gỏng và cằn nhằn suốt ngày. Tính tình lúc nào cũng cứng ngắt theo ý của mình.

Trong lúc ý thích của Tùng là họp mặt cùng bạn bè uống rượu chát, hay đánh những ván bài xì-phé, gợi lại chuyện ngày xưa. Tôi chưa hề phản đối ý thích của chàng, vẫn chìu Tùng với những bữa ăn chiều cuối tuần cho chàng và bạn bè. Tôi vẫn thường một mình ra phố mua cho Tùng những chai rượu vang theo ý thích. Mặc dù tôi không biết uống rượu, nhưng vẫn ngồi hàng giờ bên cạnh Tùng và bạn bè nghe họ tán dóc, phê bình thời sự. Nhưng lòng tôi đôi lúc có những dửng dưng và chán chường. Càng ngày tôi càng cảm thấy giữa tôi và Tùng có những cách biệt, ngày càng xa hơn là gần gũi....

Đêm nay, một mình thức ngủ giữa khoảng mênh mông yên lặng. Mặt trăng giờ cũng đã khuất sau những đám mây màu xám bạc. Qua khung cửa sổ, gió vẫn rú lên từng cơn không ngừng. Lắng nghe ngọn gió gào trong đêm tự dưng khiến cho tôi bỗng nhớ lại cuộc cãi vã giữa tôi và Tùng. Bên ngoài gió vẫn gào như từng lời trách móc than oán...

...Chiều nay đi làm về, Tùng đón tôi nơi cánh cửa nhà xe nối liền vào phòng bếp, trên tay chàng cầm quyển tuần báo Nghìn Trùng, tờ báo tôi đã cộng tác từ lâu. Vẻ mặt nặng như chì. Chưa hiểu ất giáp, nhưng nhìn nét mặt hầm hầm của Tùng, tôi lặng lẽ thả chiếc xách tay lên mặt bàn. Tùng chìa quyển báo, hất mặt hỏi tôi:

- Em viết những gì trong này. Muốn bêu xấu anh hay sao?

Nghe giọng hỏi của Tùng như một viên cảnh sát chất vấn, một chút phiền bực trong lòng, tôi cất tiếng hỏi:

- Bêu xấu gì anh? Em viết gì đâu.

- Như thế này không bêu xấu, vậy em muốn viết gì hơn thế nữa. Càng ngày em càng quá quắt, muốn làm gì trong nhà này thì làm không coi ai ra gì cả.

Vừa đi làm về, cộng thêm cơn mệt đang thấm suốt vào người, nghe giọng nói cay chua đắng xót của Tùng khiến tôi bực mình, không ngăn nỗi phiền muộn trong người, tôi vùng dậy gằn giọng trả lời:

- Anh lúc nào cũng khó khăn trong lời ăn tiếng nói, có việc gì thủng thẳng để hiểu rõ nguyên nhân ra sao, đằng này anh cứ tuông ra những lời lẽ bất cần phải hay trái.
Nghe tôi trả lời bằng giọng lưỡi không mấy nhẹ nhàng, Tùng chụp lấy cánh tay tôi, miệng nghiến chặt hàm răng:

- Em kể lể trong câu chuyện em đã viết lên rằng, “sống chung với người chồng có tâm tính lạnh lùng như nước đá, đôi khi cảm thấy buồn phiền nhưng không làm sao nói ra điều nầy với ai cả. Nếu nói rằng có địa ngục và thiên đàng, thì chính trong gia đình của tôi, đây là một thứ địa ngục ở trần gian. Một thứ địa ngục không cần dao kéo, nhưng chẳng khác gì cắt gọt từng vết buồn trên da thịt tôi mỗi ngày...”

- Cô đừng biện luận, chỉ bấy nhiêu lời cũng đủ để viết lên những gì cô nghĩ trong lòng. Người ta thường bảo văn là những lời thổ lộ từ đáy lòng của người viết, tôâi nghĩ lời văn của cô cũng như vậy. Tôi biết cô có những ý nghĩ này trong đầu từ lâu, nhưng chưa bột lộ phát tiết ra thôi. Nếu cô thấy chán cảnh vợ chồng điều đó không mấy khó lắm đâu, cứ tự nhiên ký tên trên một tấm giấy nhỏ, lúc đó cô có thể bỏ chốn này ra đi thong dong như cô đã viết những lời buồn trên báo. Giả như có ra đi bằng hai bàn tay trắng chắc hẳn cô cũng cảm thấy hài lòng.

Tôi vẫn yên lặng ngồi nghe Tùng nói mãi từ lúc mới bước chân vào nhà, nhưng đến lúc Tùng dọa nạt tôi bằng những lời dính dáng đến vật chất, tôi cảm thấy khinh Tùng hơn nể sợ. Tôi cao giọng:

- Thật ra, câu chuyện viết trên báo hoàn toàn do sự tưởng tượng của em mà thôi, không mục đích nào cả. Nhưng anh cố làm cho to lớn câu chuyện để trách móc dằn vặt. Em cố gắng phân tích với anh bao nhiêu lần, cuộc đời còn lại trên mảnh đất buồn phiền này chẳng còn gì gọi là hứng thú cả, em chỉ viết để tiêu khiển, viết để còn một cái gì gọi là niềm vui nhỏ trong cuộc sống còn lại, cũng như anh muốn đánh những ván bài xì phé mỗi tuần suốt đêm thấu sáng em đâu ngăn cản niềm vui của anh. Bởi vì trong con người chúng ta đều có những đam mê riêng rẽ.

Thanh trợn mắt:

- Em tưởng tượng à! Đam mê à. Một người đàn bà đã có chồng cứ mỗi lần mở miệng nói toàn những chuyện đam mê.

Không còn dằn được lòng, tôi nhìn thẳng vào khuôn mặt tức giận của Tùng, gằn giọng:

- Đam mê văn chương chứ đâu đam mê cờ bạc hay đam mê một cái gì quá đáng đâu khiến anh phải tức giận như thế...

Câu nói chưa dứt, một luồng hơi lạnh trên bàn tay của Tùng đã in lên má bên phải của tôi. Tai tôi như ù hẳn, má tôi nóng ran. Tôi ngồi bất động sững sờ, mắt tôi không thể ngờ...Lần đầu tiên Tùng dở trò thượng tay hạ cẵng như thế. Mạch nước mắt từ lâu theo thời gian tưởng chừng như đã đông lạnh, nay lan tràn chảy dài xuống mặt. Cổ họng tôi nghẹn ngào, lòng tôi tan tành trong tiếng nấc khô cứng nghèn nghẹn.

Cái hình ảnh thương yêu, tay trong tay hơn ba thập niên qua không còn động lại trong tôi, không hẳn chuyện xảy ra mới chiều nay, nhưng dường như đã phai màu từ lâu. Và cũng dường như lâu lắm, cái cảm giác ngày quen nhau đầu tiên đã ngầy ngật theo thời gian mờ đục tàn phai dần. Đời sống, công việc, thực tế như những lớp bụi phủ mờ hình ảnh tươi đẹp của ngày nào. Những sự việc thay đổi trong cuộc sống hàng ngày không còn có giá trị của những năm sống bên nhau. Người ta bảo gần cuối cuộc tình là đoạn phim đẹp, đầy giá trị, nhưng riêng tôi hình ảnh này như một lời lý thuyết hiện diện trên văn chương hay phim ảnh, chứ thực tế không hề thấy như người ta thường bảo. Tính tình của mỗi con người thay đổi theo thời gian, và tình yêu cũng dần dần theo thời gian đổi màu, đổi sắc.

Bữa cơm chiều hoàn toàn trong im lặng, chẳng ai bảo ai. Phải chăng mỗi một người trong gia đình này có mỗi ý nghĩ riêng tư, không ai hiểu nỗi ai. Tôi im lìm bỏ đi ngủ sớm, mắt tôi nhắm kín nhưng đầu óc tôi mơ hồ nghĩ suy từng sự việc diễn ra trong buổi chiều nay. Trong lòng tôi nóng hổi lên cơn sốt. Cái tát tai của Tùng vẫn còn âm ỉ đâu đây trên khuôn mặt. Đêm đến, thỉnh thoảng tôi nghe tiếng thở dài của Tùng và rồi tiếng ngáy thở đều đặn...

Sau nhiều năm sống bên nhau, đời sống đã có nhiều biến đổi. Hình ảnh này xảy ra rất nhiều với những cặp vợ chồng chung quanh tôi. Điều này trong mỗi người, Tùng và tôi đều cố gắng tránh khỏi không muốn dẫm phải, tuy nhiên tự dưng nó tìm đến, tự dưng ngấm ngầm trong lòng mỗi người như một trận chiến tranh lạnh. Đời sống bây giờ, giữa tôi và Tùng như một trách nhiệm, cả hai không ai có thể phủ nhận ai. Nếu nói đến sự cảm thông nào đó dường như hơi hiếm hoi giữa hai chúng tôi. Tùng hà tiện từng câu, từng giờ giấc cho gia đình. Tính Tùng yêu thích sự yên tĩnh, hiểu được ý nghĩ của Tùng, tôi đã làm được điều này để cùng Tùng bước đi trên quảng đường còn lại. Với tuổi tác tôi và Tùng, niềm tin vui còn lại tôi chỉ biết viết. Viết theo dòng tưởng tượng hòng mang lại cuộc đời chút hạnh phúc nhỏ nhoi. Nhưng đối với Tùng viết văn như một phạm tội không hơn không kém. Điều này làm tôi sự nhớ đến một nhà văn nào đó đã nói rằng “ Đời một người vẫn thường đổi thay không phải do một hay nhiều hành vi mà từ những ý nghĩ thầm kín không tên nào đó”. Nếu Tùng hiểu được điều này, Tùng sẽ thông cảm cho tôi hơn, vì một ý nghĩ thầm kín nào khiến Tùng nghi ngờ, thì ở trong tôi lời văn đã viết lên những gì tôi muốn nói, quả nhiên tôi đã không còn ý nghĩ hoặc giấu giếm sự thầm kín nào nữa với Tùng. Và tôi chỉ biết bày tỏ theo lòng mình, viết chỉ là sự tưởng tượng trong tôi.

Những lời giải thích dường như trở thành vô vọng, bàn tay Tùng đã hằn in dấu vết trên khuôn mặt của tôi trong buổi chiều nay. Đầu óc tôi lao đao, bối rối những ý nghĩ lẩn lộn, bình yên của quá khứ đã đi qua...tôi cố gắng xua đuổi hình ảnh đầy bão tố hiện tại. Hy vọng khoảng đời còn lại sẽ không như ngọn gió điên thét gào trong đêm nay.

Quách Y Lành
DanQuyen.com (Theo Quách Y Lành)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Xa Xóm Mũi (31-03-2024)
    X - Năm Một Ngàn Chín Trăm Năm Xưa (31-03-2024)
    Vị Của Lời Câm (31-03-2024)
    Neo Lại Bóng Mình (18-02-2024)
    Bóng Của Thành Phố (18-02-2024)
    Chuyện Cục Kẹo (24-01-2024)
    Con Trai Và Má (24-01-2024)
    Củi Mục Trôi Về (24-01-2024)
    Bùa Yêu Và Con Nhỏ Thất Tình... (24-01-2024)
    Biết Sống (07-01-2024)
    Biển Của Mỗi Người (07-01-2024)
    Ấu Thơ Tươi Đẹp (07-01-2024)
    Áo Rách Và Nắm Bụi (07-01-2024)
    Ai Biểu Xấu (30-11-2023)
    Áo Tết (30-11-2023)
    Bên Sông (01-10-2023)
    Bóng Của Thành Phố (01-10-2023)
    Ăn cơm một mình (01-10-2023)
    Từ bi ươm sức sống (01-10-2023)
    Nhà mưa (24-08-2023)

Các bài viết cũ:
    Vẫn còn chút nắng (30-11-2019)
    MẸ TÔI (24-10-2019)
    FOR MY FIRST LOVE (30-09-2019)
    ÁNH TRĂNG VÀ KẺ HAI LÒNG (08-09-2019)
    GIÀU, NGHÈO KHÔNG PHẢI YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH BẢN LĨNH CỦA MỘT NGƯỜI ĐÀN ÔNG. (18-08-2019)
    KHÔNG BAO GIỜ CÓ CÁI ĐƯỢC GỌI LÀ SỐ PHẬN HAY ĐỊNH MỆNH (26-07-2019)
    MỖI NGÀY LÀ MỘT NGÀY ĐẶC BIỆT (11-07-2019)
    GẶP MẸ TRONG MƠ (29-06-2019)
    MÀU NƯỚC MẮT (25-05-2019)
    THƯƠNG QUÁ NHÃN LỒNG (04-05-2019)
    KHI CÁI CHỮ KHÔNG GÁNH NỔI NỢ ĐỜI (12-04-2019)
    TÂM SỰ BÁC SỸ (25-03-2019)
    Hạt giống thời gian (09-03-2019)
    Người về hay đi - Truyện ngắn của Ái Duy (11-11-2018)
    Sông xa - Truyện ngắn của Hồ Thị Ngọc Hoài (27-10-2018)
    Mùi của rác - Truyện ngắn của Nguyễn Trí (11-10-2018)
    Một cơn điên - Truyện ngắn của Hoàng My (04-10-2018)
    Cầu vồng dưới chân - Truyện ngắn của Đào Thị Thanh Tuyền (28-09-2018)
    Đong cơm - Truyện ngắn của Kiều Bích Hậu (22-09-2018)
    Hảo hớn cũng phải tàn - Truyện ngắn của Nguyễn Trí (14-09-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152741980.